Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thứ năm - 12/03/2020 22:55
Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động.

“Tôi làm việc ở công ty có vốn 100% nước ngoài được 6 năm, hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, nhưng đến ngày 15/06/2015, doanh nghiệp ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với tôi mà không nêu rõ nguyên nhân vi phạm. Xin Trung tâm Tư vấn pháp luật cho tôi hỏi, công ty ra quyết định như thế là đúng hay sai? Quyền và lợi ích của tôi được đảm bảo như thế nào?

Trả lời mang tính tham khảo:

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động (NLĐ) trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động:

  1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
  2. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;
  3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
  4. Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  5. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

Như vậy, trường hợp của anh không thuộc vào những trường hợp mà doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp anh đã làm việc được 6 năm, hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp là không xác định thời hạn thì nếu muốn chấm dứt HĐLĐ với anh, doanh nghiệp phải báo trước cho anh ít nhất là 45 ngày theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Lao động.

             Việc doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ với anh mà không có bất cứ một lý do nào (không rõ nguyên nhân). Như vậy, căn cứ vào điều 38 và 85 Bộ luật Lao động là hoàn toàn sai.

Vì doanh nghiệp đã ra quyết định chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với anh nên căn cứ vào điều 41 Bộ luật Lao động, quyền và lợi ích của anh sẽ được giải quyết như sau:

- Trong trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận anh trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày anh không được làm việc. Trong trường hợp anh không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường tương ứng với tiền lương trong những ngày không được làm việc, anh còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động

- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).

 

Tác giả bài viết: Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây