Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Thứ năm - 12/03/2020 23:08
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 Bộ luật Hình sự): “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

“Do vi phạm thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư công trình buộc chấm dứt hợp đồng và tiến hành thủ tục phạt vi phạm hợp đồng đối với đơn vị thi công đã phát hiện chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng do ngân hàng phát hành có dấu hiệu giả mạo. Trung tâm Tư vấn pháp luật cho tôi biết, tình hình của đơn vị thi công có nghiêm trọng không? Nếu có, thì những người có liên quan phạm tội gì?”

 

Trả lời có tính chất tham khảo:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (đơn vị thi công) và những người có liên quan đã thực hiện hành vi làm giả chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng của ngân hàng để hợp thức hóa hồ sơ thi công và tạm ứng tiền thi công công trình sau khi có kết quả thắng thầu.

Trong quá trình điều tra, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Hình sự.

Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm: (a) Có tổ chức (b) Phạm tội nhiều lần; (c) Gây hậu quả nghiêm trọng; (d) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Hình sự thì người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến ba năm.

Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức cấu thành tội phạm khi hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích che giấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Với quy định đó của pháp luật thì chỉ dừng lại ở mục đích của hành vi là che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân mà chưa thể hiện là việc che dấu đó để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật hay thực hiện hành vi mà pháp luật không cấm hoặc có lợi cho xã hội. Nghĩa là có hành vi làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và mục đích là để che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Tác giả bài viết: Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây