Theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người tâm thần có phải bắt buộc phải được trưng cầu giám định hay không?
Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không, theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đây là một yêu cầu trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (tại khoản 1 Điều 206).
Nếu kết quả giám định cho thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì các cơ quan chức năng Viện Kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết quả này sẽ đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.
Trường hợp nào người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự?
Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần đều không phải chịu trách nhiệm hình sự như: Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: “Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”
Trong trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người đó khỏi bệnh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần trước khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh, vì vậy cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng và theo Luật Giám định tư pháp, Luật tố tụng hình sự.
Nhưng theo quy định hiện hành, trưng cầu giám định trong hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) là thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng “Đương sự, bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan” chỉ được quyền “đề nghị giám định” mà thôi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những kết quả giám định nếu không phải do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu hay sẽ “vô giá trị” trong Tố tụng hình sự (TTHS) bất chấp việc nó có thể đem đến những yếu tố có lợi cho bị can, bị cáo.
Điểm khác biệt trong TTHS so với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 10 Bộ luật TTHS). Nên với quy định tại Điều 155 Bộ luật TTHS, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ “ra quyết định trưng cầu giám định khi có những vấn đề được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 hoặc khi xét thấy cần thiết”. Như vậy việc trưng cầu giám định sẽ được thực hiện là theo “yêu cầu” của cơ quan tiến hành tố tụng “khi xét thấy cần thiết”.
Về yêu cầu giám định theo Luật giám định tư pháp: Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn 07 ngày hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp (Điều 22).
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn