TRẢ LỜI MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO:
Về vấn đề này, Luật gia Đoàn Duy Số - Trung tâm Tư vấn Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau: Hiện nay theo thống kê cả nước có tới gần 5 triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đóng vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, cùng với đó đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động không thua kém gì so với các doanh nghiệp hiện tại. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 66 Nghị Định 78/2015 đối với những hộ kinh doanh có nguồn lao động trên 10 người phải làm thủ tục chuyển đổi lên doanh nghiệp (thành lập doanh nghiệp).
Nhà nước luôn khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, bởi bản chất các hộ kinh doanh bị hạn chế rất nhiều khía cạnh như: hạn chế các hoạt động kinh doanh, số lượng lao động, chỉ được hoạt động trong phạm vi quận/ huyện mà không được mở rộng quy mô thành chi nhánh hay văn phòng đại diện tại các địa phương khác.
Tuy nhiên, việc khuyến khích này mới chỉ áp dụng cho những hộ sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, có số lượng lao động từ 10 người trở lên. Bởi khi chuyển đổi lên doanh nghiệp, quy mô hoạt động sẽ được mở rộng ra tới thương trường quốc tế. Từ đó nguồn lao động cũng được cải thiện về chất lượng lao động, an toàn và phúc lợi từ đó mà ổn định hơn.
Chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, thủ tục ban đầu có phần rắc rối nhưng xét về lâu dài, Doanh nghiệp sẽ có các ưu điểm sau:
- Tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm.
- Tự do mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh trên toàn quốc (thành lập các đơn vị trực thuộc).
- Không giới hạn số thành viên/ cổ đông cùng góp vốn tham gia thành lập. - Được điều chỉnh mức vốn điều lệ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Dễ dàng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Được hỗ trợ vay vốn doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất.
- Không giới hạn số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp.
- Đóng thuế tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (chỉ đóng thuế khi có lợi nhuận).
Với các ưu điểm trên, quý doanh nhân sẽ tự quản được nguồn tiền thuế của mình, sẽ chủ động hơn trong việc kê khai và nộp thuế. Trong trường hợp, hoạt động, sản xuất kinh doanh không tốt sẽ được miễn giảm tiền thuế GTGT, TNDN, TNCN.
THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH LÊN DOANH NGHIỆP
Do thủ tục cấp phép giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khác nhau, cụ thể hộ kinh doanh được UBND Quận/ huyện cấp phép, doanh nghiệp được Sở KH&ĐT cấp Tỉnh cấp phép. Vì vậy khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh, sau đó làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thành lập doanh nghiệp nộp lên Sở KH&ĐT cấp tỉnh. Hoặc có thể hoạt động song song cả hai.
I. THỦ TỤC GIẢI THỂ HỘ KINH DOANH:
- Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.
- Bản chính giấy phép. - Thông báo chấp thuận đã hoàn tất các thủ tục về thuế. Thời gian và lệ phí: - Thời gian: 05 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ. - Lệ phí nhà nước: 100.000 VNĐ.
II. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY
1. Thành lập Công ty TNHH 1 Thành viên
- Điều lệ công ty. - Mẫu thông báo thành lập công ty.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, Đại diện pháp luật.
2. Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên
- Điều lệ công ty.
- Mẫu thông báo thành lập công ty.
- Sách thành viên.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của tất cả các thành viên.
Đối với tổ chức góp vốn phải có:
- Quyết định của chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc góp vốn thành lập công ty.
- Biên bản họp hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị.
- Danh sách người đại diện ủy quyền góp vốn.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện góp vốn.
- Bản sao giấy phép kinh doanh.
3. Thành lập công ty Cổ phần:
- Điều lệ.
- Mẫu thông báo thành lập công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông sáng lập
Đối với tổ chức góp vốn phải có:
- Quyết định của chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc góp vốn.
- Biên bản họp hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc góp vốn.
- Danh sách người đại diện ủy quyền góp vốn.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện.
- Bản sao giấy phép kinh doanh.
Sau khi doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo mẫu tương ứng với các loại hình doanh nghiệp, tiến hành thủ tục nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh/ TP nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp. Đối với hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn