Giữ giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở của bên vay

Thứ năm - 12/03/2020 22:49
Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vay tài sản, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 318 Bộ luật dân sự, như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản...

“Tôi cho người quen vay tiền, số tiền vay là ba trăm triệu đồng với lãi suất thỏa thuận là 2% / tháng trong thời gian 06 tháng. Nhưng hơn một năm qua, người này cố tình không trả vốn lẫn lãi cho tôi. Khi cho vay, tôi có giữ một giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở và hợp đồng mua bán nhà ở khi người đó mua căn nhà. Vậy, tôi phải làm gì để có thể lấy được tiền”.

Trả lời:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vay tài sản, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 318 Bộ luật dân sự, như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản....

Theo đó, khi bạn cho người khác vay tiền, hai bên ký kết hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu nhà ở thì khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, bạn có thể xử lý tài sản bảo đảm là quyền sở hữu nhà ở đã thế chấp đó. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, bạn chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở của bên vay tiền mà không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào. Việc bạn giữ giấy tờ về quyền sử dụng đất không làm phát sinh quyền của bạn đối với căn nhà đó. Bạn không có quyền sở hữu, sử dụng, phát mại tài sản đó để thanh toán cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

Hiện nay, khi bên vay không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì bạn có quyền khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Khi khởi kiện, bạn phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng Dân sự:

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

- Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có);

- Tên, địa chỉ của người bị kiện;

- Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);

- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

 

Tác giả bài viết: Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây