Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Thứ năm - 12/03/2020 22:09
Điều 140 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” phải có dấu hiệu pháp lý đặc trưng như sau:
1- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
2- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

Câu hỏi:

Cách đây hơn một năm, do người bạn gặp khó khăn nên tôi cho vay số tiền 300.000.000 đồng có giấy mượn nợ viết tay, với thời hạn tối đa 06 tháng. Quá thời hạn, tôi đến đòi thì biết người này không còn ở tại địa phương. Vậy, tôi có thể tố cáo người này về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không? Tôi xin cám ơn.

(Trần Quang H. – Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh)

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn,

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” phải có dấu hiệu pháp lý đặc trưng như sau:

  1. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  2. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

Trong trường hợp bạn cho người khác vay tiền và có giấy viết tay mà không phải nhận tài sản bằng hình thức hợp đồng thì đây là một giao dịch thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản thì ngoài dấu hiệu đã nêu trên, còn phải đảm bảo dấu hiệu dùng thủ đoạn gian dối hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Vì người vay tiền không có mặt tại địa phương mà không đăng ký tạm vắng thì sau khi thụ lý đơn khởi kiện của bạn, tòa án sẽ có yêu cầu công an phường, xã (nơi người bị kiện cư trú) ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt.

 

Tác giả bài viết: Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây