Căn cứ các quy định pháp luận hiện hành cụ thể là: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu bắt buộc người trong diện cần tiêm chủng đi tiêm chủng để phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt ở vùng dịch.
Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19. Theo đó, đây là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Tuy nhiên trong danh mục các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc tại Thông tư 38/2017/TT-BYT thì hiện chưa được bổ sung vắc xin Covid-19.
Như vậy, đối với vắc-xin Covid-19, chỉ khi nào cơ quan có thẩm quyền ra các quy định yêu cầu bắt buộc người đủ điều kiện tiêm chủng (sức khỏe, tuổi...) mà người đó từ chối, không chịu tiêm chủng thì mới bị xử phạt theo quy định.
Cụ thể, điểm a khoản 2 điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp nêu trên.
Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
................
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, cho tới thời điểm này thì chưa có cơ sở pháp luật để xử phạt khi từ chối tiêm phòng ngừa Vaccin Covid-19. Nhưng vì để bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người, các cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện khuyến khích người dân đi tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe.Đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam như: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), Vaccine Vero Cell của Sinopharm, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna), Vaccine Janssen...
Vắc xin Vero Cell của Sinopharm
Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.
Tại Việt Nam, vaccine Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng Bình Liêu Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm vaccine đối với 50% dân số toàn huyện. Thành phố Hồ Chí Minh nhận cũng là loại vaccine này.
Tất cả các vaccine này được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Riêng vaccine "accine" do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Nhưng Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.
Vì vậy. Hãy nhanh chóng đăng ký để được tiêm phòng ngừa Covid- 19, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đức Hải
(Luật gia – Tư vấn viên Pháp luật
Trung tâm tư vấn Pháp luật tại TP.HCM
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn