Loại hình doanh nghiệp FDI theo luật Việt Nam

Thứ hai - 20/07/2020 05:14
FDI là chữ viết tắt của “Foreign Direct Investment”. Tạm dịch là “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

Theo quy định của tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Tổ chức Thương mại Thế giới định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

          Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: 

Theo Luật đầu tư 2014, phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành với thủ tục khác nhau:

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo trình tự sau:

– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định;

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.   

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:  

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.

– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

Điều kiện để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam

(1) Không thuộc trường hợp bị hạn chế về:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

(2) Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Doanh nghiệp FDI trên vùng lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước. Đồng thời, tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn quy định (khoảng từ 50 – 70 năm), doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển giao lại cho phía Việt Nam.

Thông thường, một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của Việt Nam mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì vậy, các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam./.

Tác giả bài viết: Trung tâm Tư vấn pháp luật TP. Hồ Chí Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây