Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam: Triển khai công tác quý IV/2019

Thứ sáu - 04/08/2017 05:07
Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân và tổ chức. Hoạt động trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và tham vấn pháp luật trong ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Ban Chấp hành Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam.
Ban Chấp hành Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam.

Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam, tên gọi tiếng Anh là “Vietnam Association Of Disseminaion And Consultancy Of Law”, tên viết tắt là VADACLAW, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký  Quyết định số 1632/QĐ-BNV ngày 21/10/2015 và  Quyết định Phê duyệt Điều lệ Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam, số 1612/QĐ-BNV ngày 17 tháng 6 năm 2016.

Mục đích hoạt động của Hội nhằm tập hợp, đoàn kết hội viên có kiến thức pháp luật; góp phần nâng cao kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật của hội viên và mọi tầng lớp nhân dân; vì sự nghiệp xây dựng một trật tự xã hội trên cơ sở sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật.

Hoạt động của Hội nhằm cung cấp những tri thức pháp luật để mỗi công dân tự biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. Thông qua đó, giảm bớt những tranh chấp giữa các công dân do xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi công dân.

Từ các hoạt động của mình, Hội tích cực góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý, đúc kết khoa học và kinh nghiệm thực tiễn, lý luận trong lĩnh vực hoạt động nghề phổ biến, giáo gục, tham vấn pháp luật và hòa giải các tranh chấp pháp lý, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hội cũng tích hợp mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm trao đổi nghiệp vụ chuyên môn và phổ biến, giáo dục và tham vấn pháp luật Việt Nam cho các đối tác, phù hợp với thông lệ quốc tế và trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Để đẩy nhanh việc hoàn thành Chương trình công tác năm 2019, Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

- Kiện toàn tổ chức Hội nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng mọi hoạt động của Hội  nhằm thực hiện  tốt tôn chỉ, mục đích của Hội, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác tuyên truyền phổ biến  và tham vấn pháp luật từ thực tiễn của đời sống xã hội đang đặt ra.

- Hoàn thiện công tác tổ chức và các thủ tục pháp lý để thành lập và sớm đi vào hoạt động các Trung tâm Tư vấn pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp luật của nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tiếp tục triển khai thành lập trung tâm tư vấn tại các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Đắk Lắk…;

- Phối hợp với các tổ chức  chính trị  - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác, cơ quan truyền thông tổ chức tư vấn, phổ biến và giải đáp pháp luật miễn phí cho người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

- Mở các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền và tham vấn pháp luật cho các hội viên mới kết nạp tại các tỉnh, thành phố nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ trong quá trình tham gia công tác Hội;

- Tổ chức cấp “Thẻ hội viên” nhằm nâng cao chất lượng và ý thức trách nhiệm của hội viên trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của Hội.

- Tiếp tục nghiên cứu  và tiến hành mở cơ quan, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xây dựng và hoàn thiện  hệ thống tổ chức của Hội từ Trung ương xuống địa phương nhằm phát huy tốt chức năng, vai trò của Hội trong việc xây dựng nền văn hóa pháp lý, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân  và vì dân.

Tác giả bài viết: MINH CHÁNH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây