Thứ nhất, đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hoá, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội.
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ điều tiết một lần trong suốt quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ, (nếu hàng hoá, dịch vụ không bị thay đổi về bản chất, tính năng).
Thứ ba, mục tiêu cơ bản của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết thu nhập và định hướng tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cần thiết cho cuộc sống của con người hoặc gây tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người?. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được chia làm hai nhóm:
1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
2) Rượu;
3) Bia;
4) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
5) Xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối
6) Tàu bay và du thuyền (trừ loại được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch).
7) Xăng các loại;
8) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
9) Bài lá;
10) Vàng mã, hàng mã.
b. Dịch vụ:
Gồm 6 nhóm dịch vụ chịu thuế, bao gồm:
1) Kinh doanh vũ trường,
2) Kinh doanh mát-xa, ka-ra-o-ke:
3) Kinh doanh casin, trò chơi điện tử có thưởng;
4) Kinh doanh đặt cược;
5) Kinh doanh gôn;
6) Kinh doanh xổ số.
- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và - Coi tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Như vậy theo quy định của Pháp luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, các tổ chức, cá nhân nêu trên nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ trở thành người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Hành vi nhập khẩu các hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. .
- Hành vi sản xuất các hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Hành vi kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
a. Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu:
- Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
- Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
b. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong các trường hợp:
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (có thủ tục hải quan), gồm:
·Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
·Quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
·Đồ dùng của cá nhân, tổ chức nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ Việt Nam quy định phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
·Hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu.
- Hàng hoá chuyển khẩu quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam theo các hình thức:
·Hàng hóa chuyển thẳng từ cảng nước xuất khẩu đến cảng nước nhập khẩu, không đến cảng Việt Nam.
·Hàng hóa đến cảng Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi thẳng tới cảng nước nhập khẩu
·Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến nước khác, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam theo Quy chế kho ngoại quan.
·Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngành, địa phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và hàng hóa tạm khẩu, tái nhập khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu để bán miễn thuế cho các cơ quan và người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo chế độ quy định được miễn thuế nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu để bán miễn thuế ở các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và các cửa khẩu biên giới.
c. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở dưới 24 chỗ.
d. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch; và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
e. Xe ô tô cứu thương, xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ, xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông.
f. Điều hòa nhiệt độ loại có công suất từ 90.000 BTU trở xuống theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn